Icon phone 02473 088 088 Icon Calendar Đặt lịch sửa chữa

Slogan

02473 088 088 Bấm để Gọi ĐẶT LỊCH SỬA CHỮA

18 bí quyết sơn tường nhà giúp bạn có tay nghề chuẩn không cần chỉnh (Phần 2)

Trang chủ » Dịch vụ » Sơn bả » 18 bí quyết sơn tường nhà giúp bạn có tay nghề chuẩn không cần chỉnh (Phần 2)

Tiếp tục các bí quyết ở phần 1, hôm nay Gọi Thợ sẽ giới thiệu đến bạn thêm một số bí quyết sơn tường nhà để  bạn nâng cao tay nghề. Với chủ nhà, các thông tin này sẽ giúp bạn kiểm tra, giám sát được quá trình thi công sơn đã đạt chất lượng hay chưa.

Quy Trình Sơn Bả Matit Như Thế Nào Đúng Tiêu Chuẩn?

Các Phương Pháp Thi Công Sơn Không Phải Ai Cũng Thành Thạo

“Điểm danh” 12 lỗi phổ biến thường gặp khi sơn nhà

10. Kiểm tra độ bám dính của sơn phủ

Một trong những bí quyết sơn tường nhà mà các bạn cần nắm là kiểm tra độ bám dính của lớp sơn phủ. Để thực hiện, bạn lấy 1 băng dính rộng 1cm dán lên tường dài 20cm. Sau đó, miết bề mặt băng keo rồi bóc ra. Nếu băng dính đó không bị dính sơn thì nghĩa là lớp sơn phủ vẫn còn bám dính tốt và ngược lại.  Bằng cách này bạn sẽ biết lớp sơn phủ đã bám dính đủ chưa, chất lượng như thế nào, đã cần sơn lại hay chưa…

11.  Về việc sử dụng sơn dầu khi sơn tường nhà

Nhiều người vẫn thắc mắc có nên sử dụng sơn dầu cho bề mặt tường hay không? Bởi sơn dầu là loại sơn rất lý tưởng cho bề mặt kim loại và gỗ. Do đó, rất nhiều người muốn sử dụng loại sơn này lên bề mặt bê tông.

Sơn dầu được khuyến cáo ít nên sử dụng cho bề mặt tường

Tuy nhiên, theo các khuyến cáo sơn dầu thường ít nên sử dụng ở bề mặt tường. Bởi sơn dầu rất nặng mùi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, nếu dùng cho bề mặt tường lâu dài sẽ gây khó chịu và tổn hại sức khỏe của các gia đình. Hơn nữa, sơn dầu độ bền không cao, dễ bị tách lớp sau một thời gian sử dụng. Vì sơn có độ bóng cao nên ở khu vực có ánh sáng lớn sẽ gây hất sáng, khó chịu cho mắt nhìn.

12. Độ bóng hợp lý trong sơn

Khi sơn tường nhà, bạn nên chú ý đến độ bóng trong sơn sao cho hợp lý. Thông thường, bề mặt không nhẵn mịn thì không nên dùng độ bóng quá cao sẽ làm lộ khuyết điểm. Hiện chưa có thang đo độ bóng tiêu chuẩn, nhưng thường được phân chia theo các con số trong phạm vi như sau:

– Mờ (Flat): có độ bóng từ 1% – 9% thường là sơn không có khả năng chống bẩn, không chùi rửa được. Do đó nó giúp làm giảm lỗi trên bề mặt. Sơn này phù hợp với bề mặt gồ ghề, nhiều lỗ rỗng nhỏ. Sử dụng phù hợp với phòng khách, trần nhà, phòng ngủ, phòng tiêu khiển

– Bóng mờ (Eggshell, satin): có độ bóng từ 10% – 25%

– Bóng nhẹ (Low sheen):  có độ bóng từ 26% – 40%. Loại sơn có độ bóng này giúp làm giả độ bám bẩn trên bề mặt. Dễ lau chùi nên thích hợp sơn trong phòng ăn, phòng làm việc.

– Bán bóng (Semi-gloss): có độ bóng từ 41% – 69%. Loại sơn này dễ làm sạch, dễ chùi rửa, độ bóng cao hơn, làm giảm độ bám dơ. Do đó, sơn này rất thích hợp cho hành lang, cầu thang, nhà bếp, phòng tắm, phòng ngủ trẻ em.

– Bóng (Gloss): có độ bóng từ 70% – 89% là loại sơn dễ làm sạch, dễ lau chùi, độ bóng cao. Thích hợp cho các chi tiết cần sự nghệ thuật

– Bóng cao (high gloss): có độ bóng trên 90%. Loại sơn này đô bóng khá cao, chùi rửa thường xuyên dễ dàng. Nó làm giảm độ bám của dầu mỡ hoặc các chất lỏng như nước sốt, rượu… Bạn có thể sử dụng loại sơn này để sơn tường nhà tắm, nhà bếp, khung cửa sổ, bàn ghế.

 13. Sơn bị vón cục khi dùng dầu hỏa để pha loãng sơn lót

Dùng dầu hỏa pha loãng sơn lót là cách làm của khá nhiều người thợ sơn tường hiện nay. Nhưng các bạn nên nhớ, dầu hỏa không phải là  dung môi của sơn lót chống ố nên khả năng pha loãng sơn là rất kém. Do đó, khi đổ dầu hỏa vào sẽ có 1 lớp sơn bị co lại. Khi khuấy bạn sẽ thấy nặng tay, khó đều và vón cục. Bạn nên khuấy thật đều mới sử dụng được và nên sử dụng ngay. Còn nếu chưa dùng ngay thì khi thi công bạn nên khuấy lại 1 lần nữa. Cách tốt nhất bạn nên dùng xylene hoặc toluene để pha loãng thay vì dầu hỏa.

14. Sử dụng sơn chống thấm để xử lý tường nhà bị thấm

Sau một thời gian, bạn sẽ nhận thấy ở các công trình gặp hiện tượng tường bị thấm. Lúc này, bạn có thể dùng cách sơn tường nhà chống thấm dể xử lý. Trước tiên, bạn hãy chặn nguồn thấm và chờ cho bề mặt khô. Sau đó dùng sơn lót chống ố và cuối cùng là sơn 1 lớp sơn phủ chống thấm cho nội – ngoại thất phù hợp.

Lưu ý quan trọng khi sơn chống thấm là bạn nên sơn lót. Bởi suy cho cùng, sơn chống thấm chỉ là 1 loại sơn trang trí, nếu không sơn lót sẽ có hiện tường kiềm hóa, gây xuống cấp bề mặt sơn nhanh chóng.

Tìm Giúp Bạn 10 Hãng Sơn Chống Thấm Tốt Nhất Hiện Nay

15. Hiện tượng kéo sợi trên rulo khi sơn chống thấm

Khi sơn tường nhà chống thấm, chắc hẳn nhiều bạn sẽ thấy hiện tượng có kéo sợi trên rulo. Có hiện tượng này là do sơn chống thấm có độ bay hơi nhanh, rất mau khô. Do đó, khi đã nhúng rulo vào sơn rồi mà chưa sơn thì sơn bắt đầu khô lại, khi lăn lên bề mặt sẽ có các kéo sợi, bề mặt bị sần sùi. Do đó, khi sơn chống thấm bạn nên lăn sơn luôn sau khi thấm rulo vào thùng sơn.

Sơn chống thấm đều tay, dứt khoát để không bị co kéo màng sơn

Ngoài ra, một lưu ý nữa khi sơn chống thấm là bạn nên chờ lớp sơn thứ 1 khô rồi mới sơn lớp thứ 2. Bởi nếu bề mặt chưa khô dễ dẫn đến tình trạng bề mặt bị nhăn, không nhẵn mịn. Khi sơn nên nhanh tay, sơn dứt khoát, tránh sơn lặp nhiều lần.

16. Không thi công sơn khi trời mưa hoặc trời quá nắng

Không sơn tường nhà khi trời mưa thì bạn đã hiểu nhưng tại sao khi trời quá nắng cũng không nên sơn thì có lẽ nhiều người vẫn chưa rõ. Khi trời quá năng sẽ làm dung môi nhanh bay hơi dẫn đến việc màng sơn bị bóng tróc, độ bám giảm, màng sơn dễ bị nhăn do biến đổi đột ngột về nhiệt độ, trạng thái.

Còn trời mưa thì tốt nhất không nên sơn vì độ ẩm cao, tường dễ bị ngấm. Nếu sơn luôn dễ bị bong tróc. Trường hợp trời mưa nhưng tường không bị thấm, độ ẩm bề mặt đạt thì có thể lăn sơn ở bên trong nhà.

17. Thời gian bay mùi của sơn

Mùi sơn sau khi thi công có lẽ là lo lắng của nhiều người. Bởi nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên. Do đó, sau khi sơn nên mở tất cả các cửa của nhà ra để thông thoáng khí, giúp mùi sơn bay nhanh hơn. Thông thường sau 2-3 ngay thì mùi sơn nước sẽ bay hết.

Sơn Nhà Xong Bao Lâu Thì Ở Được?

18. Dù đã làm sạch bề mặt nhưng lớp sơn vẫn bị bong tróc

Rất nhiều người sơn tường nhà đã thắc mắc điều này. Dù đã làm sạch bề mặt cũ, độ ẩm đạt tiêu chuẩn… mà sơn vẫn bóng tróc như thường. Có sự cố này là so sơn quá dày, màng sơn lâu khô. Dẫn đến việc vài ngày sau đó màng sơn sẽ bị mềm ra. Bạn dùng tay hay vật nhọn cạy ra thì có thể cả lớp sơn sẽ bị bóng tróc.

Sơn bị bong tróc do chưa đạt độ cứng hoặc sơn quá dày

Hoặc nguyên nhân nữa là do màng sơn chưa đạt đến độ cứng tốt nhất. Bạn không nên chạm vào lớp sơn lúc này vì có thể dẫn đến việc nó bị bong tróc ra.

Trên đây là 18 bí quyết sơn tường nhà đạt tiêu chuẩn, chất lượng. Những kinh nghiệm sơn tường nhà này thường được đúc kết từ những thợ lành nghề, chuyên nghiệp. Với những thợ mới vào nghề thì khó có thể biết hết được. Hi vọng những kinh nghiệm trên sẽ giúp các thợ sơn nâng cao được tay nghề, cũng như giúp các gia đình có thêm thông tin để có thể kiểm tra chất lượng sơn tường nhà của các đơn vị mà mình giao phó nhé.

Khi cần được hỗ trợ, tư vấn bất cứ vấn đề gì về sơn mới, cải tạo tường sơn lại… mời bạn liên hệ với Gọi Thợ để được phục vụ tốt nhất.

CÔNG TY CỔ PHẦN SỬA CHỮA VIỆT

  • Địa chỉ:
  • –  Văn phòng TpHCM: Số 38 Lê Trực, P7, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Hotline: 02873.078.088
  • –  Văn phòng Hà Nội: Tầng 5, Số 40 Ngụy Như Kon Tum, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
  • Hotline: 02473.088.088
  • Email: hotro@goitho.com
  • Website: https://www.goitho.com
  • Fanpage: https://www.facebook.com/goitho/

Gọi Thợ sửa chữa MỌI HƯ HỎNG – DÙ LÀ NHỎ NHẤT trong ngôi nhà thân yêu của bạn!

Rất hân hạnh được phục vụ khách hàng!

Bình luận
? Language »
>